AcDieu225
Co Vang Tammy

Free Hit Counters
Web Site Hit Counters

Acdieu

Những Chuyện Khó Nói

BÀ BA PHẢI

Chuyện tôi sắp kể đây là một chuyện có thật, khó tin nhưng lại có thật. Có thể nó xảy ra cho tôi mà cũng có thể nó xảy ra cho cụ. Nhưng mà nếu tôi không nói rõ xuất xứ thì cụ lại có thể nghi ngờ cái sự thành thật của tôi. Vì từ xưa tới nay, tôi bịa quá nhiều. Thôi thì tùy cụ thôi, cụ cho là chuyện thật thì nó là chuyện thật mà cụ cho là chuyện bịa thì nó là chuyện bịa. Từ xưa tới nay tôi nói thật thì mọi cụ cho là tôi bịa, mà tôi bịa thì cụ lại cho nó là thật. Hơn nữa, chuyện này cũng chả quan trọng gì cho nên thật hay bịa thì cũng thế thôi. Nói cho có chuyện mà nói chứ cũng chẳng chết ông tây đen, anh tây trắng, hay chú tây vàng nào.
Nếu cụ ở xứ tôi thì tuần qua vừa có một sự kiện rất là to lớn. Một trường nam lớn mới tổ chức một cuộc đại hội ngộ, gồm các cụ học sinh, từ năm châu bốn bể đều kéo về. Có cả thày cô, những thầy cô trường này thì thày nào có tuổi trẻ tài cao đến mấy, thì giờ này tóc cũng đã bạc phơ. Thầy đã vậy mà trò thì cũng tóc muối nhiều hơn tiêu rồi. Vào phòng hội ngộ này thì các cụ học sinh vẫn nghĩ mình là các em của quỉ và ma, nhưng ngoài đời đều là những cụ tai to mặt lớn, có danh, có tiếng với đời. Đây chẳng phải là trường tôi, nhưng vì tôi bồ bịch với hai vợ chồng ông bà chủ trì trong ban tổ chức cho nên ông bà ấy mời đi. Ông bà nói lần này ông bà ấy cam đoan sẽ khai mạc đúng giờ, không trễ một phút. Ông bà ấy còn đánh cá với một ông bạn. Ông bạn có công chuyện không đi được cho nên nhờ tôi đi để làm chứng cho cái sự dúng giờ. Cụ dư biết, đối với những dân “chết vì ăn trứng vịt” chúng tôi, đúng giờ có nghĩa là trễ chừng hai tiếng đồng hồ. Sau giờ mở màn hai tiếng mà chưa mở mới gọi là trễ. Lâu lắm rồi, cả 4, 5 năm nay tôi chẳng được đi đâu, hôm nay lại có kẻ đưa người đón cho nên rất phấn khởi để đi làm trọng tài. Ông bạn lại còn dụ dỗ: cô đi đi em sẽ xếp cô ngồi bàn các giáo sư trường bạn. Lâu lâu mới có dịp được vinh dự đóng vai trò rất ư là khả kính, tôi bèn nhận lời, nhưng trong bụng vẫn cứ nghi nghi về cái vụ đúng giờ. Cho nên tôi đến trễ mất 10 hay 15 phút gì đó.
Tôi vào đến thì đã chào cờ mặc niệm và trưởng ban tổ chức – nghĩa là ông bạn tôi – đã đọc diễn văn khai mạc rồi. Tôi rất lấy làm khâm phục về cái sự đúng giờ. Tôi vội vàng đi tìm bàn của mình. Tới nơi thì bạn bè tôi đã an tọa, ai ngồi chổ ấy rồi, chỉ riêng tôi là không có chỗ ngồi. Điều này có nghĩa trong bàn này có một người tiếm vị, ngồi chỗ của tôi. May mà ban tổ chức rất là chu đáo, cho nên đáng lẽ trên bàn phải có cái bảng thực đơn, thì ban tổ chức lại thay thế bằng một cái danh sách tên những người ngồi trong cái bàn ấy. Tôi lật ra xem thì thấy tên tôi rõ ràng. Tôi nhìn quanh bàn, các bạn tôi cũng xôn xao tìm hung thủ xem ai là người đã dành chỗ của tôi. Đồng thời tôi khều ông trưởng ban ra hỏi. Tôi ngồi đâu đây cụ? Ông trưởng ban nhìn ngay ra thủ phạm, lịch sụ mời cụ đi về bàn của cụ để trả chỗ lại cho tôi. Cụ tỉnh bơ trả lời, cụ thích ngồi bàn này, vì bàn này cụ mới có người quen. Ông trưỏng ban bắt đầu mất kiên nhẫn hơi lên giọng: cụ làm ơn nhìn vào danh sách này xem, tên cụ có trong đây không? Còn đây là tên cụ này. Xin cụ đứng lên đi về bàn của cụ. Cụ vẫn làm lơ. Môt bà đồng nghiệp của tôi, chắc là bạn của cụ này bèn kéo tay bà vợ cụ Tổng Lỳ đứng lên đi qua bàn khác, một cách không lấy gì làm hồ hởi cho lắm. Sự kiện này làm cho tôi bỗng dưng cảm thấy đầy một bụng mặc cảm tội lỗi, cứ y như mình là thủ phạm chiếm chỗ của các cụ ấy làm các cụ ấy phải ra đi. Trong khi cụ ông cứ ngồi cố, ngồi yên vị ở cái chỗ của tôi. Chừng 10 phút sau, cụ thấy hơi quê, nên lẳng lặng đứng lên đi đâu tôi không biết. Thật ra thì tôi cũng chẳng muốn tranh dành cái chổ ngồi danh dự này làm gì, nhưng mà cả bao năm nay tôi không gặp các bạn tôi, mà các bạn tôi lại ngồi tất cả ở bàn này, cho nên tôi cũng có cùng một ý thích như cụ ấy. Tôi chỉ thích ngồi bàn này. Nhưng giữa hai ý thích của cụ và tôi có một lý do rất chính đáng, hợp pháp và rõ ràng, tôi có tên trên danh sách mà cụ ấy thì không có. May mà có cái danh sách, giấy trắng mực đen, nếu không cái vụ này chắc phải đem nhau ra tòa để phân sử xem ai có quyền ngồi cái bàn ấy, cái chỗ này, hay là ít nhất cũng phải kêu cảnh sát Mỹ giải quyết ai có quyền pháp lý ngồi ở chỗ này, cho những ông cả bà lớn da vàng!
Nói thật với cụ chứ đây không phải là lần đầu tiên tôi bị mất chỗ, mà đã từng là nạn nhân nhiều lần rồi, mà lại mất chỗ trong những đại hội của chính trường mình tổ chức mới đau chứ. Trong tất cả những đại hội, tiểu hội, thì ban tổ chức luôn dành những bàn danh dự cho các giáo sư. Cái hồi còn trẻ, tôi có rất nhiều nhiệm vụ trong việc tổ chức, và luôn nghĩ rằng mình là chủ nhà, cho nên cần phải tiếp đãi khách, có thể là các bạn đồng nghiệp ở xa về hay là trả lời những câu hỏi của những thân hữu, giải quyết những vấn đề tổ chức, lặt vặt. Cho nên tôi rất ít khi được ngồi nguyên một chổ ở bàn của mình mà cứ phải chạy đầu này đầu kia. Khi bắt đầu mở màn, tôi trở về chỗ của mình thì cái ví của mình nằm chình ình dưới gầm bàn còn ghế của mình thì có người khác ngự trị rồi. Thế là tôi bèn phải tự lực cánh sinh đi ra bàn dành cho nghệ sĩ, xin ngồi ké. Chẳng phải một mình tôi bị cái trò này mà một vài bà bạn cũng có trách nhiệm trong ban tổ chức cũng đều bị như thế. Mấy chị em nhìn nhau thở dài an ủi nhau: may mà không mất ví là quí hóa quá rồi. Nhưng tờ đặc san thì mất. Cái trò mất đặc san thì rất nhiều nạn nhân, từ thày đến trò, từ chủ đến khách cũng bị cái nạn đặc san không cánh mà bay.
Tôi cứ băn khoăn thắc mắc, cái tập thể này là một tập thể có tiếng tăm nếu không muốn gọi là giới đại trí thức, đại khoa bảng – crème de la crème – của cộng đồng di tản, mà tại sao lại có những chuyện con nít thế này xảy ra nhỉ. Phải chăng đó là hiện tượng tiếc một thời xuân. Khi mình trở về trường, bao nhiêu chức vụ bằng cấp, đạo lý, giao tế, mình bỏ cả ở nhà, mình chỉ mang theo cái hình bóng của một đứa bé con tuổi 12, 13, ăn chưa no, lo chưa tới. Cho nên mình hành xữ như con nít, thích tranh ăn, dành chỗ?
Nghĩ lại tôi cũng thấy mình con nít, đáng lẽ ông khách kia, ông ấy đã trân mình, coi thường sự sắp xếp của ban tổ chức ngồi vào một chỗ không dành cho ông ấy, thì tôi, nếu biết xử sự như một nhà giáo, tôi nên nhường chổ của tôi cho ông đó. Ngồi vào bàn không phải là bàn giáo sư thì có ai tước mất bằng đâu mà phải tranh chấp cho đến cùng.
Càng nghĩ càng thấy cái Ông Thày Giêsu của tôi ông ấy tâm lý thật, khi ông ấy dạy rằng, đi tới chỗ đông người, chớ bao giờ tranh ngồi vào chỗ không phải dành cho mình, ngộ nhỡ người ta bắt được, người ta đuổi xuống có phải ê không. Chi bằng cứ khiêm tốn ngồi vào chỗ hạng bét. Khi chủ nhà nhìn thấy họ vội vàng mời mình lên trên, ngồi vào chỗ xứng đáng của mình, như vậy có phải là vinh dự biết bao.
Nhưng mà tôi thề với cụ, không phải là tôi tranh chỗ cao sang, tiếm vị của người khác, nhưng tôi đòi lại cái chỗ ngồi thật sự của tôi, tôi đâu có tranh chỗ ngồi hàng đầu, tôi chỉ đòi lại cái chỗ ban tổ chức đã dành cho, để tôi được ngồi gần bạn bè của tôi thôi. Như vậy tôi có bị mang tội bon chen không?
Đây là một kinh nghiệm – cái kinh nghiệm qúi báu của ban tổ chức này – là cái danh sách những khách có tên ngồi ở trong bàn. Khi nào trường tôi có đại hội, tôi cũng rỉ tai cho ban tổ chức trường tôi cái bí kíp này.
Để khỏi xảy ra những vụ tranh dành chỗ ngồi, mất thì giờ và coi nhẹ thể diện quá thể.

AcDieu

Tin Buồn

2014

01-2014

02-2014

TIME